Kinh nghiệm chuẩn bị kinh doanh xe trà sữa lưu động cần phải biết

  • 05/12/2023

Kinh doanh xe trà sữa lưu động đang là mô hình kinh doanh phổ biến ngày nay. Chúng ta dễ dàng thấy nhà nhà bán trà sữa, người người bán trà sữa

     Kinh doanh xe trà sữa lưu động đang là mô hình kinh doanh phổ biến ngày nay. Chúng ta dễ dàng thấy nhà nhà bán trà sữa, người người bán trà sữa. Vì thế, việc kinh doanh trà sữa đang bão hoà khiến cho việc kinh doanh không còn dễ dàng như trước. Việc kinh doanh trà sữa cần có một kế hoạch chỉnh chu và riêng biệt. Vậy yếu tố nào để quán trà sữa của bạn đủ sức cạnh tranh và thu được nhiều lợi nhuận là gì?

Kinh nghiệm chuẩn bị kinh doanh xe trà sữa lưu động cần phải biết

1/ Xác định khách hàng tiềm năng

     Bước đầu tiên để kinh doanh thành công, bạn phải trả lời được câu hỏi “Bạn bán cho ai?”, “Ai sẽ mua hàng của bạn?” Đa phần một số người kinh doanh quán trà sữa thông thường sẽ không trả lời được câu hỏi này. Dẫn đến hậu quả là nhắm đến sai đối tượng khách hàng mục tiêu. Thường thì tệp khách hàng tiềm năng của việc kinh doanh trà sữa là học sinh- sinh viên là chủ yếu. Vì thế bạn nên chú trọng đến mặt thiết kế và các vị trí gần các trường học, đại học nơi có sinh viên hay lui đến. Đây chính là bước tiền đề giúp bạn tiếp cận khách hàng và cho doanh thu lớn.

2/ Chọn hình thức kinh doanh

     Có 2 hướng kinh doanh trà sữa hiện nay:

- Nhượng quyền thương hiệu: Đây là hình thức kinh doanh tốn khá nhiều chi phí. Bởi vì khi mua các thương hiệu nổi tiếng  như KOI, Gongcha, Highland, The coffee House,... Bạn không cần phải lo nhiều về việc xây dựng thương hiệu, việc này đảm bảo cho bạn rằng sau khi bạn mở một cửa hàng mới sẽ đảm bảo một số lượng khách hàng nhất định đến quán mà không cần phải đầu tư chi phí quảng bá, marketing cho quán. Hình thức kinh doanh này phù hợp với quy mô lớn, kinh doanh tại cửa hàng.

- Xây dựng thương hiệu cá nhân: Đây là hình thức kinh doanh ít chi phí hơn. Có nhiều mô hình kinh doanh khác nhau như dựa trên nền tảng online như Facebook, TikTok, Youtube để xây dựng thương hiệu cá nhân. Tuy nhiên, bạn phải bỏ ra rất nhiều thời gian để pha chế, tìm tòi công thức, học hỏi và trao dồi kinh nghiệm rất nhiều để tiếp cận khách hàng.

3/ Nhập trang thiết bị

     Phụ thuộc vào quy mô kinh doanh (lớn, nhỏ, vừa) của bạn như thế nào? Bạn có thể truy cập Internet để liệt kê và tìm hiểu chi tiết về những dụng cụ cần thiết và phù hợp. Nhằm tiết kiệm chi phí, đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cần phải có khi bắt đầu kinh doanh.

4/ Chuẩn bị nguyên liệu pha chế

     Trà là yếu tố không thể thiếu khi kinh doanh thức uống trà sữa. Trà sữa chia làm 2 loại chính: trà sữa dùng trà và trà sữa vị. Mỗi loại trà lại sử dụng các loại hương liệu khách nhau như bột trà sữa, syrup, đường nước,….Để tạo điểm nhấn cho ly trà sữa thơm ngon bạn nên có topping. Đây là thứ không thể thiếu khi kinh doanh trà sữa. Bạn nên cập nhật các loại topping mới nhất để tạo nên sự khác biệt cho quán trà sữa. Một số loại thạch, topping đang hot nhất hiện nay đó chính là thạch trân châu ngọc trai, hạt thuỷ tinh,...

5/ Xây dựng menu trà sữa 

     Nghệ thuật xây dựng menu là rất quan trọng. Vì thế, bạn cần nghiên cứu kỹ về thị trường, nhu cầu của khách hàng. Cũng như cân đo, đong đếm những thức uống, hương vị nào đang được khách hàng mục tiêu của bạn ưa thích. Từ đó thêm vào menu của quán giúp thu hút khách hàng hơn. Có thể cafe, trà, sinh tố, đồ ăn vặt,… giúp khách hàng của bạn có thêm nhiều lựa chọn hơn. Dù bất cứ mô hình kinh doanh nào thì Menu là yếu tố quan trọng để thúc đẩy doanh thu.

Kinh nghiệm chuẩn bị kinh doanh xe trà sữa lưu động cần phải biết

6/ Lựa chọn địa điểm kinh doanh

     Có 2 hình thức để tìm kiếm địa điểm kinh doanh. Bao gồm: tận dụng mặt bằng sẵn có và thuê mặt bằng bên ngoài. Địa điểm kinh doanh cần lựa chọn khu vực gần trường học, khu đông dân cư, các địa điểm vui chơi,... Để dễ dàng tiếp cận khách hàng mà quán trà sữa muốn hướng đến.

7/ Tìm kiếm nhân sự 

     Tùy theo quy mô kinh doanh, bạn cần cân nhắc về số lượng nhân viên cần tuyển. Cần đảm bảo đủ số lượng nhân viên cho các bộ phận ở mỗi ca. Thông thường với quán trà sữa cần khoảng 10 nhân viên và quản lý để vận hành. Bạn có thể trả lương theo giờ cho nhân viên. Dao động từ 15 – 20 nghìn đồng một giờ. Đối với kinh doanh xe trà sữa lưu động chỉ cần 1-3 người phù hợp và bố trí mỗi ca. Thậm chí chỉ cần một người đã có thể quản lý xe trà sữa lưu động.

zalo-img.png