Quy luật cần nắm khi kinh doanh quán trà sữa

  • 05/12/2023

Sự thành công của hàng loạt thương hiệu trà sữa mới bên cạnh những “ông lớn” như Gong Cha, Royal Tea, Ding Tea… cho thấy rằng, nhu cầu đối với loại đồ uống thơm ngon này đang ngày càng gia tăng.

     Sự thành công của hàng loạt thương hiệu trà sữa mới bên cạnh những “ông lớn” như Gong Cha, Royal Tea, Ding Tea… cho thấy rằng, nhu cầu đối với loại đồ uống thơm ngon này đang ngày càng gia tăng.

     Nếu bạn là một người đam mê trà sữa, bạn hoàn toàn có thể tính đến khả năng biến thứ đồ uống yêu thích của mình thành một nghề kinh doanh. Vậy, để hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh này, bạn phải bắt đầu từ đâu? Bạn phải bắt đầu như thế nào? Dưới đây là một số thông tin hữu ích về các bước cần chuẩn bị để kinh doanh trà sữa mà bạn cần phải biết.

Quy luật cần nắm khimkinh doanh quán trà sữa

Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu

     Trước khi bắt tay vào việc kinh doanh trà sữa, bạn cần phải xác định đối tượng khách hàng mà bạn hướng tới là ai? Đó có thể học sinh – sinh viên, cũng có thể là những người đã đi làm, hoặc các cặp đôi trẻ,... Từ đó, bạn sẽ hình thành được những ý tưởng sâu sắc về các mong muốn, nhu cầu của khách hàng và thói quen tiêu dùng của họ. Ví dụ, bạn sẽ biết được: Họ sẵn sàng trả bao nhiêu cho sản phẩm của bạn; Họ thích kiểu thiết kế và bao bì nào… Bạn thậm chí còn nắm bắt được họ thích những hương vị gì.

Bước 2: Xác định nguồn vốn

     Mở quán trà sữa cần bao nhiêu tiền? Câu trả lời là không có câu trả lời cụ thể cho câu hỏi này. Bởi lẽ, việc bạn phải bỏ ra bao nhiêu tiền để mở một quán trà sữa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: vị trí thuê cửa hàng, quy mô cửa hàng, chi phí mua máy móc – thiết bị, chi phí thuê nhân viên, chi trả cho hoạt động marketing… và nhiều chi phí phát sinh khác mà bạn khó có thể ngờ đến.

Bước 3: Tìm hiểu về kỹ năng, kinh nghiệm kinh doanh trà sữa

     Bạn chắc chắn không cần bằng cấp kinh doanh để mở quán trà sữa trân châu, nhưng bạn vẫn cần phải nắm được một số kỹ năng cần thiết như:

- Pha chế: Bạn có thể tự học pha chế trên mạng internet, tuy nhiên, dù bạn có nắm hết các bí kíp thì bạn vẫn chỉ là “tay mơ”. Để có thể lên được đẳng cấp Master, bạn cần phải theo học một lớp pha chế chuyên nghiệp. Tại đây, bạn sẽ được đào tạo bài bản, sẽ có cơ hội học hỏi nhiều kinh nghiệm thú vị và cần thiết để có thể tạo nên những menu tuyệt vời.

- Sáng tạo: Từ những công thức pha chế cơ bản, bạn có thể tự mình sáng tạo ra những món trà sữa với hương vị hấp dẫn của riêng bạn. Công thức pha chế mới còn giúp bạn tìm ra chiến dịch tiếp thị hoàn hảo.

- Quản lý: Hầu hết các quán kinh doanh trà sữa đều có nhiều nhân viên. Do đó, việc học tập kỹ năng quản lý là vô cùng cần thiết đối với người chủ cửa hàng.

- Phục vụ khách hàng: Mang đến những dịch vụ chất lượng là yếu tố tiên quyết để xây dựng cơ sở khách hàng trung thành.

Bước 4: Lựa chọn địa điểm kinh doanh

     Không riêng gì kinh doanh trà sữa, việc lựa chọn địa điểm quán là tối quan trọng đối với mọi loại hình kinh doanh, đặc biệt đối với ngành F&B. Lựa chọn đúng, bạn sẽ có được một lượng lớn khách hàng trung thành và cả khách vãng lai. Ngược lại, nếu lựa chọn sai, việc khởi nghiệp kinh doanh trà sữa của bạn có thể đổ bể.

Bước 5: Tự xây dựng thương hiệu hay nhượng quyền thương hiệu?

     Bạn có thể quyết định tự làm trà sữa trân châu để mang đến cho khách hàng một thức uống độc đáo, là một sáng tạo của riêng bạn; bạn cũng có thể quyết định lựa chọn hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu. Bất kể lựa chọn nào cũng có ưu và nhược điểm của nó.

Bước 6: Thiết kế và thi công quán trà sữa

     Quy mô của cửa hàng sẽ tương quan trực tiếp với chi phí thiết kế và thi công mà bạn phải chi trả. Điều đó có nghĩa là, quán của bạn càng lớn, càng đẹp, càng hấp dẫn về mặt thị giác thì chi phí của bạn bỏ ra càng nhiều. Chính vì vậy, bạn cần đánh giá, cân nhắc nguồn vốn của mình, sau đó thảo luận với các đơn vị thiết kế, thi công để đưa những ý tưởng sáng tạo nhất trong phạm vi ngân sách hạn hẹp nhất.

Bước 7: Hoàn thiện menu

     Những món đồ uống mà cửa hàng của bạn cung cấp phải đảm bảo 3 yếu tố: ngon – đẹp – rẻ, nhằm thu hút khách hàng đến với quán của bạn. Để làm được điều này, bạn cần phải nghiên cứu sở thích của khách hàng. Hãy nhớ rằng, mỗi lứa tuổi đều có gu thưởng thức riêng, hãy căn cứ vào đó và những gì bạn học được từ lớp pha chế chuyên nghiệp để tạo cho cửa hàng trà sữa của mình một menu hoàn chỉnh.

Quy luật cần nắm khimkinh doanh quán trà sữa

Bước 8: Mua máy móc, nguyên liệu

     Để mở quán trà sữa, cần những máy móc, thiết bị gì? Câu hỏi trên không chỉ của riêng bạn mà nó là thắc mắc chung của bất cứ ai đang bắt tay lập bản kế hoạch kinh doanh quán trà sữa.

Bước 9: Hoàn thiện các thủ tục pháp lý

     Để tiến gần hơn đến việc chính thức mở cửa, bạn cần phải hoàn thiện một số giấy tờ, thủ tục pháp lý như: đăng ký kinh doanh, đăng ký tên thương mại, đăng ký thương hiệu, xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm… Trên thực tế, việc phê duyệt các giấy tờ trên có thể mất đến vài tuần, do đó, ngay sau khi bạn đã xác định mình đủ tài chính để kinh doanh trà sữa, hãy bắt đầu nộp những giấy tờ cần thiết cho các cơ quan có thẩm quyền.

Bước 10: Đào tạo nhân sự

     Nhân viên chính là bộ mặt của cửa hàng và họ cũng là những người chịu trách nhiệm chính trong việc pha chế đồ uống mà bạn bán cho khách hàng. Tiêu chí lựa chọn nhân viên là: cẩn thận, tỉ mỉ, nhanh nhẹn, tháo vát, có thái độ cầu thị và có khả năng học công thức pha chế một cách nhanh chóng nhất.

Bước 11: Đảm bảo quán vận hành tốt

     Trước khi chính thức khai trương quán, bạn nên “chạy roda” khoảng 2 – 3 ngày để đón tiếp người thân và bạn bè đến thưởng thức trà sữa. Thông qua đó, bạn có thể tìm ra những lỗ hổng trong việc vận hành, cách đón tiếp / phục vụ và lắng nghe những ý kiến đóng góp của họ về sản phẩm của cửa hàng. Điều này là vô cùng quan trọng để đảm bảo quán trà sữa trân châu của bạn vận hành tốt sau khi khai trương và về lâu dài.

zalo-img.png